Để đảm bảo chất lượng an toàn công trình, Bộ Xây Dựng đã ban hành Thông Tư Số 03/2011/TT-BXD quy định và hướng dẫn về công tác kiểm định xây dựng, thẩm định chất lượng công trình xây dựng theo quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng chuẩn như sau:

Quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng:

1. Trình tự thực hiện:
– Tổ chức kiểm định phải lập đề cương kiểm định xây dựng trình chủ đầu tư xem xét phê duyệt.
– Đơn vị tư vấn kiểm định có trách nhiệm thực hiện đúng theo đề cương đã được chấp thuận.
– Lập báo cáo đánh giá, kết luận nội dung kiểm định và gửi cho chủ đầu tư xem xét.


2. Nội dung đề cương kiểm định chất lượng công trình xây dựng:
– Mục đích yêu cầu và nội dung thực hiện công trình kiểm định, quy trình kiểm định chất lượng công trình cùng phương pháp thực hiện.
– Các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng trong quá trình kiểm định.
– Bảng danh sách nhân sự và thông tin năng lực cá nhân từng người trong đơn vị kiểm định.
– Các thiết bị và phòng thí nghiệm thực hiện kiểm định.
– Chi phí và thời gian hoàn thành công tác kiểm định.
– Các điều kiện khác cần có để hoàn thành công tác.
 
Tuỳ theo từng trường hợp khác nhau mà đơn vị tư vấn sẽ lựa chọn phương pháp và quy trình kiểm định chất lượng công trình phù hợp nhất.

Các bước thực hiện công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng:

a. Khảo sát sơ bộ: 
– Khảo sát và phân tích các kết cấu, bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình và xem xét hiện trường. 
– Kiểm tra lịch sử xây dựng và các hình thức khai thác sử dụng công trình, những hư hỏng đã sửa chữa đã làm trong quá khứ đối với công trình đang xét. Kết quả công tác kiểm tra thường xuyên, kiểm tra hàng năm và kiểm tra chi tiết đối với công trình là những thông tin hết sức quan trọng cho chuẩn đoán kỹ thuật đối với một công trình.


b. Khảo sát chi tiết: 
– Kiểm tra  toàn bộ chi tiết hiện trạng kết cấu, bộ phận công trình, hạng mục công trình và toàn bộ công trình để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật cần thiết.


c. Thí nghiệm: 
– Thực hiện công
tác thí nghiệm kiểm tra vật liệu xây dựng và các thiết bị lắp đặt trong công trình. Đối với các kết cấu kiện công trình có thể thí nghiệm bằng phương pháp không phá hoại.


d. Đo đạc kiểm tra: 
– Tiến hành đo đạc và kiểm tra vị trí, kích thước tiết diện của cấu kiện, kết cấu và của công trình cần kiểm định;


đ. Kiểm tra lại:
– Kiểm tra lại thiết kế các đối tượng cần kiểm định;


e. Kiểm tra hồ sơ hoàn công: đối tượng cần kiểm định;


g. Phân tích: Phân tích toàn bộ các tài liệu, số liệu, khảo sát, đo đạc.


h. Kiểm tra đối tượng cần kiểm định với hồ sơ hoàn công và tính toán kiểm tra lại với số liệu thí nghiệm, đo đạc;


i. Đánh giá tổng hợp nhằm xác định khả năng làm việc của đối tượng cần kiểm định.


k. Lập báo cáo: 
– Lập báo cáo kiểm định cần nêu rõ mục đích kiểm định, mô tả đối tượng cần kiểm định, trình tự thực hiện kiểm định, kết quả khảo sát và tính toán kiểm tra, đánh giá chất lượng, quá trình suy thoái, ăn mòn vật liệu và kết cấu…,nguyên nhân gây hư hỏng ( nếu có), kết luận và kiến nghị xử lý.

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền: